💥 BRANDKEY - CHÌA KHÓA ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG 💥
Để định vị một thương hiệu thành công thì không thể nào không nhắc đến mô hình Brandkey, đây là một trong những mô hình trong marketing dùng để phân tích thương hiệu một cách hiệu quả và được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề trong việc định vị và tạo lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Mô hình Brandkey sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phân tích các yếu tố về giá trị nền tảng của thương hiệu, và đặc biệt mang lại hiệu quả như một bước đầu tiên để doanh nghiệp của bạn xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường. Mô hình Brandkey được mô tả bởi hình ảnh một chiếc ổ khóa bao gồm hai nhóm là nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập.
Nhóm ảnh hưởng gồm:
1. Root strengths (Thế mạnh cốt lõi):
Thế mạnh cốt lõi của Apple chính là những sản phẩm công nghệ có thiết kế vượt trội và mang tính khác biệt. Apple xác định thế mạnh của mình chính là ở thiết kế sản phẩm, vì vậy mọi sản phẩm của hãng này giống như một tác phẩm nghệ thuật, mang vẻ đẹp đặc biệt. Khác với các công ty công nghệ khác, họ thường cạnh tranh về những tính năng của sản phẩm, công nghệ phần cứng, tốc độ xử lý phần mềm, chức năng selfie siêu đẹp,…
2. Competitive environment (Đối thủ cạnh tranh)
Môi trường cạnh tranh trong ngành công nghệ vốn luôn là một cuộc cạnh tranh khốc liệt, mọi doanh nghiệp đều cần phải cạnh tranh trong việc nắm bắt và đứng đầu xu thế về sự phát triển của công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh chính có thể kể đến của Apple như là Samsung, Dell, HP,... trong một vài phân khúc như điện thoại, máy tính, tablet, tai nghe,... Trong đó, Samsung được đánh giá là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Apple gay gắt nhất trên mọi phân khúc trong ngành công nghệ.
3. Target (Khách hàng mục tiêu)
Đối tượng khách hàng mục tiêu chính mà Apple hướng tới chính là những tín đồ công nghệ, yêu thích cái đẹp, những người thành công trong công việc, chủ yếu là nam và nữ độ tuổi 18-40 tuổi.
4. Insight
Những người yêu thích thương hiệu Apple thường là những người yêu thích về công nghệ, thích cái đẹp, sự sáng tạo, sự tinh tế và sự thanh lịch. Ngoài ra, những sản phẩm của Apple thường có sức mạnh về công nghệ, có cấu hình cao nên phù hợp với những người làm việc về máy tính, đồ hoạ. Họ cũng có thể là một doanh nhân hoặc những người yêu thích sự đột phá và mong muốn dẫn đầu trong mọi lĩnh vực.
6. Value, Personality and Beliefs (Giá trị, tính cách, niềm tin)
Giá trị, tính cách của những sản phẩm của Apple có thể được mô tả bởi những tính từ như: Sáng tạo, đơn giản, phong cách, đổi mới, tự do, xu hướng.
7. Reason to Believe (Lý do tin tưởng)
Các sản phẩm của Apple đều được chú trọng đầu tư từ phần cứng đến các phần mềm đi kèm. Bất cứ sản phẩm nào của Apple như iPad, iTune, iPhone, iPod đều đi kèm với với nền tảng công nghệ tân tiến nhất. Trong năm 2015, sự thành công của bộ đôi smartphone iPhone 6 và 6 Plus đã trở thành bệ phóng đưa Apple trở lại với vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới. Chỉ trong một năm, giá trị của thương hiệu Apple đã tăng lên đến 67%, đạt con số khủng 247 tỷ USD.
8. Discriminator (Điểm khác biệt)
Đứng trước nhiều đối thủ khác về sức mạnh công nghệ, đội ngũ Apple đã lựa chọn định hướng rất thông minh cho các sản phẩm của mình. Apple đã sử dụng sự phân biệt mạnh mẽ của sản phẩm để tạo điểm khác biệt dựa trên lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory). Apple đã tạo ra các sản phẩm với những giao diện, tính năng khiến khách hàng cảm nhận rằng họ hoàn toàn khác biệt so với những người sử dụng các thương hiệu khác. Đặc biệt là hệ điều hành IOS “độc nhất vô nhị”, đây là một điểm khác biệt lớn nhất khi nhắc đến Apple.
9. Essence (Giá trị cốt lõi)
Giá trị cốt lõi của thương hiệu Apple đó chính là: Công nghệ, khác biệt, tinh tế, sáng tạo và chuẩn mực. Giá trị này đã được truyền thông rất hiệu quả và thành công qua nhận diện và hành vi thương hiệu của Apple suốt bao năm qua. Đặc biệt đáng nói đến chính là chiến dịch “Think Different” đã đem lại nhiều thành công cho Apple.
Nguồn: B2B Tech Content Marketing x Software x SaaS | Facebook
Comments
Post a Comment