Tôi biết rồi và ...

 “Tôi biết rồi” -Đây là chứng bệnh nhiều người mắc phải!

Nếu bạn là một cốc nước đầy thì bạn không thể nhận thêm bất kì một giọt nước nào nữa cả. Cũng như bạn không thể tiến bộ nếu bạn luôn giữ trong đầu suy nghĩ “Tôi biết rồi”.

Khi ai đó nói một điều gì đó với ta, ta nói với họ rằng “tôi biết cái này rồi” thì vào thời điểm đó có hai điều diễn ra:

Điều thứ nhất, người ta không sẵn sàng chia sẻ thêm với mình nữa bởi vì người ta nghĩ mình biết rồi, và điều này khiến cho chúng ta không có nguồn thông tin để tiếp nhận.

Điều thứ hai, khi nói “tôi biết rồi”, ngay lúc đó, não của chúng ta sẽ đóng lại và không còn nhận thêm thông tin nữa. Ngay lập tức, nguồn thông tin bị cắt và hệ thống thu nhận thông tin bị đóng. Chúng ta không làm cho mình tốt hơn thời điểm trước được nữa.

Tôi đã từng chi ra một khoản tiền không hề nhỏ để tham dự khoá học của một triệu phú bên Singapore. Nhưng chính bởi suy nghĩ trong đầu rằng tôi đã biết hết những điều thầy giảng trong chương trình nên kết thúc khoá học đó, tôi ra về với cái đầu như cũ.

Bởi tôi biết rồi…

Tôi biết rồi cho nên bạn bè đều không nói thêm với tôi điều gì nữa.

Tôi biết rồi cho nên không cần học hỏi nữa.

Tôi biết rồi cho nên tôi không còn đọc sách.

Tôi biết rồi cho nên không còn tìm hiểu những phương pháp marketing mới.

Tôi biết rồi cho nên tôi không tìm cách nghiên cứu những sản phẩm mới.

Tôi biết rồi cho nên tôi không tìm ra những thị trường mới.

Tôi biết rồi cho nên tôi không cải thiện được hoàn cảnh hiện tại của mình.

Tôi biết rồi và không có điều gì diễn ra sau đấy.

Tôi biết rồi làm cho cuộc sống của tôi đứng yên và không bao giờ thay đổi.

Cho nên để cho cuộc sống của chúng ta trở nên tuyệt vời hơn, hãy bắt đầu với: “Hãy nói thêm với tôi về điều này!”




St.

Comments

Popular posts from this blog

☆ Channel Audit: Nghiên Cứu & Phân Tích Kênh Bán Lẻ

15 CUỐN SÁCH GIÚP BẠN TRỞ THÀNH NGƯỜI GIỎI NHẤT TRONG MỌI LĨNH VỰC

Mẫu thuẫn giữa chuỗi bán lẻ, tự xây kênh online, bán hàng qua MXH và kênh sàn TMĐT nên xử lý như thế nào?