HÀNH TRÌNH CỦA MỘT STARTUP CHẠM ĐẾN THÀNH CÔNG
Bài viết này đã được đúc kết từ kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn từ Ariel Chen, một người đã bắt đầu hành trình khởi nghiệp khi anh mới 12 tuổi). Bài viết này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp trẻ, các cá nhân đang có ý định khởi nghiệp và đang cần những lời khuyên, chỉ dẫn hữu ích từ những người đi trước.
Hành trình của một startup sẽ trải qua tổng cộng 15 giai đoạn
🌱 Giai đoạn 1: Gieo hạt
Vòng gieo hạt là một giai đoạn quan trọng, tại thời điểm này, bạn cần đưa ra những quyết định đúng đắn, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện và triển khai, tạo nền tảng cho sự thành công lâu dài.
Trong giai đoạn gieo hạt, founder của các startup tập trung vào việc xác định, làm rõ ý tưởng kinh doanh của mình, tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng một sản phẩm khả dụng tối thiểu (Minimum viable product).
Luôn làm việc với tinh thần học hỏi liên tục, tìm kiếm các đối tác chiến lược , xây dựng đội ngũ nhân sự cốt lõi
💡 Giai đoạn 2: Làm tốt khâu R&D
Việc thử nghiệm các ý tưởng là rất quan trọng để xác nhận tính khả thi của chúng và thu hút sự chú ý.
💰 Giai đoạn 3: Có Khách hàng trả tiền đầu tiên - Chứng minh nhu cầu thị trường
Không có gì chứng minh tính tiềm năng cho sản phẩm của bạn bằng việc có khách hàng trả tiền để được sở hữu/ sử dụng nó. Cột mốc này xác nhận mô hình kinh doanh của bạn phù hợp với nhu cầu thị trường
🌟 Giai đoạn 4: Vòng A - Thúc đẩy sự phát triển
Trong vòng A, bạn nên tập trung vào việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh và tài chính toàn diện để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tối ưu hóa cấu trúc thuế của bạn, tạo một bản thuyết trình thật hấp dẫn để thuyết phục các nhà đầu tư.
👥 Giai đoạn 5: Xây dựng một đội ngũ - Sức mạnh của con người
Xây dựng một đội ngũ xuất sắc là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ một startup nào. Xác định tầm nhìn của bạn, tuyển người có cùng định hướng và phù hợp với văn hóa công ty. Khuyến khích nhân viên nỗ lực và học bỏi liên tục, và khi họ hoàn thành tốt KPI, hãy thưởng hoặc tuyên dương họ vì điều này sẽ góp phần nuôi dưỡng một đội ngũ chủ chốt đồng hành cùng công ty lâu dài.
🌍 Giai đoạn 6: Mở rộng toàn cầu - Nắm bắt các thị trường mới
Khi mở rộng ra nước ngoài, bạn nên xem xét việc mở rộng ESOP (quyền sở hữu cổ phần). Đánh giá chính xác cổ phiếu thông thường để đưa ra quyết định thông minh. Đảm bảo tuân thủ thuế thông qua giá chuyển nhượng và quy định thuế quốc tế.
💰 Giai đoạn 7: Khách hàng lớn đầu tiên - Tin cậy và tuân thủ
Khi bạn có được khách hàng lớn đầu tiên, bạn nên ưu tiên các yếu tố quan trọng như tuân thủ SOC2 (System and Organization Controls 2), , tuân thủ quy định bảo mật (như GDPR), chứng nhận ISO27001, kiểm tra khả dụng và nghiên cứu người dùng.
⚙️ Giai đoạn 8: Hoạt động và giao hàng - Đảm bảo hiệu quả
Để cải thiện hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ, bạn nên ưu tiên việc triển khai công nghệ và quản lý kiến thức. Đảm bảo rằng công ty của bạn giám sát các nhóm và giải quyết kịp thời bất kỳ vùng hoặc vấn đề bị bỏ qua. Xem xét lại báo cáo tài chính với CFO theo cơ chế hàng quý và duy trì sự tập trung vào việc tối ưu hóa trong từng bước. Nhớ rằng, việc tối ưu hóa các quy trình và loại bỏ các chi phí không cần thiết là rất quan trọng, ngay cả khi không có khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
🌟 Stage 9: B-Round - Mở rộng quy mô
🌍 Stage 10: Tiến vào thị trường mới - Tiếp tục thích nghi và phát triển
💼 Stage 11: C-Round - đảm bảo vốn
🦄 Stage 12: Gia nhập đường đua trở thành Kỳ Lân
📈 Stage 13: M&A / IPO
(TÁC GIẢ: ARIEL CHEN - CEO AT CHARGEFLOW)
Comments
Post a Comment