Nhịn được cái tức một lúc, tránh được cái lo trăm ngày!!!

Triều Minh có quan Tư đồ là Mã Sâm. Cha ông đến năm 40 tuổi mới sinh con. Con lên 5 tuổi, dung mạo xinh đẹp, cả nhà đều thương yêu trân quý như châu ngọc. 

Một hôm, đứa tớ gái bế ra ngoài chơi, sẩy tay làm té ngã bị một vết thương trên trán phía bên trái mà chết. Cha ông lúc đó nhìn thấy mọi việc, lập tức gọi đứa tớ gái bảo chạy trốn đi, rồi tự tay bế xác con vào nhà. 

Mẹ ông đau đớn kinh hồn, nặng tay xô đẩy cha ông té ngã nhiều lần, quyết tìm cho ra con tớ gái mà đánh cho đến chết, nhưng nó đã chạy xa rồi.

Đứa tớ gái chạy về nhà cha mẹ, kể thật sự tình. Cha mẹ nó vô cùng cảm động trước sự tha thứ của ông chủ, ngày đêm thành tâm cầu nguyện cho ân nhân mình sớm sinh quý tử. 

Năm sau, quả nhiên ông sinh được Mã Sâm, trên trán nơi phía bên trái có một vết sẹo màu đỏ rất rõ.

LỜI BÀN: Nô tỳ mắc lỗi, còn lỗi nào lớn hơn lỗi làm chết con của chủ? Khoan dung tha thứ, còn có cách nào hơn là buông thả cho đi mất? 

Kẻ đã làm chết đứa con hiếm muộn lúc tuổi về già của mình, lại thả cho đi không bắt tội, cũng xem như mất hẳn đứa nô tỳ. Nuôi dưỡng được tâm địa như thế, ví như đứa con mà chẳng đủ phước làm đến chức quan Tư đồ, ắt người cha ấy cũng đã thay con mà trồng được cội phước rồi. 

Bằng như ngược lại, chủ nhân vì con cái mình mà đánh đập, trách phạt tôi tớ, chẳng qua chính là làm tổn hại đến phước thọ của con mình đó thôi.

https://drive.google.com/uc?export=view&id=1hF1Ncx7WhxTyTt7ihxr18S-tmw189Y4z

Tác giả: Chu An Sĩ.

Comments

Popular posts from this blog

☆ Channel Audit: Nghiên Cứu & Phân Tích Kênh Bán Lẻ

15 CUỐN SÁCH GIÚP BẠN TRỞ THÀNH NGƯỜI GIỎI NHẤT TRONG MỌI LĨNH VỰC

Mẫu thuẫn giữa chuỗi bán lẻ, tự xây kênh online, bán hàng qua MXH và kênh sàn TMĐT nên xử lý như thế nào?