Hiểu đúng về lương-thưởng-thăng chức

Câu chuyện rất "nóng" thời điểm cuối năm. Ở đây mình chia sẻ quan điểm dưới góc nhìn của nhà quản lý, ko phải góc nhìn của ng làm nhân sự.

Lương: có 4 phần (1) trách nhiệm (2) năng suất (3) chuyên môn và (4) quản lý. (1) là những việc năm trong mô tả công việc của bạn. (2) là định mức về khối lượng công việc bạn hơn - kém so với đồng nghiệp. (3) là yếu tố kỹ năng đặc thù và chuyên sâu của bạn, đc định giá bởi cung-cầu, càng ít ng làm đc việc bạn làm, lương bạn càng cao. (4) là yếu cố cấp bậc, số lượng NV bản quản lý và tính phức tạp của mô hình tổ chức. Khi thâm niên bạn tăng dần, gia tốc tăng của yếu tố (1) & (2) sẽ giảm dần và đi ngang, bạn sẽ phải tập trung vào nhân tố (3) + (4).

Thưởng - nó ko phụ thuộc vào việc bạn làm vượt hay dưới mức KPI. Nó chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố: (1) DN năm đó có lợi nhuận ko, nhiều hay ít? và (2) sự đóng góp của bạn & bộ phận của bạn vào LN đó như thế nào? Sẽ ko có thưởng cho dù bạn làm đạt KQ tăng bao nhiêu % so với năm trc nếu như năm đó Cty ko có lợi nhuận. Và quan trọng hơn hết bộ phận của bạn có gần với lõi chuỗi giá trị DN ko? Các bộ phận back office, hỗ trợ sẽ luôn thiệt thòi khi xét yếu tố này, nên khi chọn nghề kế toán, HR, admin...hãy hiểu trc việc này. Một yếu tố quan trọng là trong cơ cấu thu nhập phần "cứng" càng nhiều, phần "mềm" (thưởng) càng ít và ngc lại. Nếu bạn làm sales hay dám "đánh cược" thu nhập vào doanh số & lợi nhuận, bạn xứng đáng đc miếng bánh to hơn khi chia thưởng.

Cuối cùng là việc thăng chức, thứ tưởng như đơn giản mà đa phần tôi thấy nhiều ng "mơ hồ" nhất. Đầu tiên là " tôi muốn đc tăng chức để dc tăng lương". Như mình giải thích ở trên, việc tăng chức ko phải yếu tố duy nhất, thậm chí ko phải quan trọng nhất quyết định thu nhập của bạn. Thứ 2 là "tôi làm tốt hơn, ở đây lâu hơn ng khác nên tôi xứng đáng đc thăng chức". Ko phải, tăng chức có nghĩa là nới rộng tầm kiểm soát (span of control) và nhiều ng phụ thuộc vào bạn, bạn phải chứng minh năng lực đào tạo, giám sát, quản lý và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Bạn phải chứng minh nó trong môi trường đội nhóm giữa những ng cùng cấp. Một điều rất quan trọng là nếu cty ko có TĂNG TRƯỞNG hoặc sếp trực tiếp của bạn ko "lên" thì lấy đâu cơ hội cho bạn thăng tiến? Do đó thời chọn thời điểm để đặt vấn đề thăng tiến lên bàn tốt nhất là ở ngưỡng của sự tăng trưởng mạnh của cty và bộ phận bạn.

Last but not least, ko phải ai cũng thích hợp làm quản lý, nên nhớ điều này. Xét cho cùng mọi tổ chức đc xây dựng theo mô hình kim tự tháp, vị trí lãnh đạo là kết quả của chọn lọc và đào thải, nó ko dành cho tất cả mng và càng lên cao, rủi ro của bạn "mất ghế" càng lớn. Hãy nhớ rằng bạn luôn cạnh tranh với những đồng nghiệp trẻ hơn, "rẻ" hơn, "máu" hơn và "liều" hơn bạn.

Comments

Popular posts from this blog

🤲 🌱🌳🌸🍎 1 QUY LUẬT TỰ NHIÊN CỦA SỰ TRÙ PHÚ

Khi nào sales nghỉ việc?

Luận về D2C